Sắc phong tại Chùa Bầu
Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, toạ lạc tại đường Nguyễn
Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Là nơi địa linh
danh thắng, chốn linh thiêng lâu đời của vùng đất rộng lớn với diện tích 4000
m2.
Với khung cảnh thiên nhiên hài hoà
trước mặt chùa là một hồ nước sâu và rộng, hồ thông với sông Đáy tạo nên mỹ
quan đẹp và tô điểm thêm sự tĩnh lặng cho chùa. Theo thuyết âm dương ngũ hành,
trước một ngôi chùa nào thường phải có một hồ nước vì theo truyền thuyết chùa
tượng trưng cho dương, hồ tượng trưng cho âm. Dương và âm tạo nên thế cân bằng
hài hoà trong trời đất và theo thuyết phong thuỷ thì chốn chùa chiền là nơi tôn
nghiêm, thành kính. Hồ nước trước chùa như muốn nhắc nhở con người ta đến nơi
này cần phải rửa sạch tay chân cho hết bụi trần để thành tâm vào bái lễ. Như
vậy nét văn hoá tâm linh nơi đây không khác xa so với những ngôi chùa khác.
Điểm mới ở đây là
ngôi chùa này mới được trùng tu và tôn tạo lại trên diện tích 4000 m2 của chùa
Bầu cũ, thời gian xây dựng trong vòng 3 năm, với lối kiến trúc cổ truyền của
dân tộc kết hợp với kiến trúc mới. Theo tài liệu cũ, chùa Bầu đã có trên 1000
năm tuổi nằm trong quần thể làng Bầu, vực Bầu và chợ Bầu ngày nay. Đây là nơi
sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhiều thế hệ, của phật tử xã Châu Cầu ( xưa) và
thành phố Phủ Lý – Hà Nam (ngày nay). Chùa Bầu được xây hai tầng, tầng một được
dùng để làm nhà khách, là nơi sinh hoạt cho các nhà sư và các phật tử, tầng 2
là nơi thờ tự.
Bước qua cổng
tam quan là tòa tiền đường: hai bên thờ Đức Ông và thờ Đức Thánh Hiền, và chính
điện thờ Phật. Tại toà Tam Bảo của Phật điện theo trật tự từ trên xuống, nơi
cao nhất của Thượng điện là 3 pho Tam Thế; hàng thứ 2 là một pho tượng A Di Đà
–đây là pho tượng lớn nhất ở phật điện; hàng thứ 3: Thích Ca Mâu Ni ngồi ở giữa
Bồ Tát Văn Thù bên trái, Bồ Tát Phổ Hiền bên phải ; hàng cuối trên Phật điện
của chùa là tượng Thích Ca sơ sinh. Đằng sau tiền đường là nhà Tổ và cũng là
nơi thờ Mẫu. Giữa lòng hồ chùa Bầu là 1 tháp nhỏ, tạo nên khung cảnh đẹp cho
toàn bộ khu vực chùa.
Hiện nay, Chùa Bầu
vẫn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6 (1663) như: 28
đạo sắc phong về Đức Pháp Vân Phật và đạo sắc phong cuối cùng vào năm thứ 9 vua
Khải Định, một quả chuông với kích thước 0,95m, đường kính 0,57m được đúc vào
mùa xuân năm thứ 3 Hoàng triều Minh Mệnh ( 1822) và một tấm bia đá xanh cao
1,25, rộng 0,8m.


SẮC PHONG ÂN THI HƯNG YÊN
Nằm ở hạ lưu sông Hồng, là huyện thuộc phía Đông của tỉnh Hưng Yên, thị trấn Ân Thi có nhiều di tích lịch sử và văn hoá là vùng quê văn hiến của tỉnh.

SẮC PHONG ĐỀN ĐA HÒA
Ðền Ða Hòa thờ Đức thánh Chử Ðồng Tử được tôn vinh là một trong Tứ Bất Tử của thần linh Việt cùng phu nhân là Tiên Dung Công chúa, con gái vua Hùng thứ 18.

Sắc phong tại Chùa Bầu
Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, toạ lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Là nơi địa linh danh thắng, chốn linh thiêng lâu đời của vùng đất rộng lớn với diện tích 4000 m2.

SẮC PHONG TẠI ĐÌNH TRƯỜNG LÂM QUẬN LONG BIÊN HÀ NỘI
Tại đình Trường Lâm thuộc Quận Long Biên còn lưu giữ được 15 đạo sắc phong của các triều đại