SẮC PHONG TẠI ĐÌNH TRƯỜNG LÂM QUẬN LONG BIÊN HÀ NỘI
Đình Trường Lâm ngày nay nằm ở trung tâm thôn Trường Lâm, tổ 2, phường Việt Hưng, là một di tích có cảnh quan rộng rãi, quy mô bề thế và là một trong những ngôi đình lớn. Đình Trường Lâm thờ 3 vị Thành hoàng làng là Đức Thánh Linh Lang thời Lý được thờ ở vị trí quan trọng nhất và các tiết lễ chính của làng đều tưởng vọng Ngài. Hai vị khác là Đào Hoa công chúa còn gọi là Thiên Tiên Đào Anh phu nhân và Phù Nàng công chúa. Đức Thánh Linh Lang được thờ phụng tại rất nhiều di tích khác nên huyền tích về Ngài có công trong cuộc kháng chiến chống quân Tống đã được đông đảo nhân dân biết đến.
Theo lời kể của các cụ bô lão trong làng thì đình Trường Lâm đã có từ xa xưa và di chuyển vị trí nhiều lần theo địa điểm cư trú của làng, đình cũng được trùng tu, tu bổ nhiều lần.
Hệ kết cấu gỗ gian Hậu cung của đình được gia công đơn giản theo lối "bào trơn mộng bén", vì kèo chồng rường. Phần tòa ống muống có 4 gian 8 cột với các bộ vì kèo kiểu "thượng chồng rường hạ kẻ" ngồi lên xà nách đầu xà gối vào tường hồi.
Tòa Đại đình có cấu trúc 5 gian 2 dĩ với bộ vì kèo 4 hàng chân, kết cấu gỗ hiện nay được thay mới toàn bộ bằng gỗ lim, song vẫn lưu giữ được nhiều họa tiết đục chạm cũ, toàn bộ các chi tiết gỗ được gia công chạm trổ Rồng, Phượng kỹ lưỡng. Phía ngoài 5 bộ cửa bức bàn được chạm trổ hoa lá có hình thức "thượng song hạ bản" là hiên mặt tiền xây cuốn gạch, mà gian giữa được cuốn cao, hướng đường cong ra phía trước tạo hình thức mặt đứng theo kiểu kiến trúc cung đình Huế.
Toàn bộ nền đình được chia 2 cấp, gian giữa được hạ thấp xuống khoảng 30cm, hai bên sân gạch rộng, phía trước nhà Tiền tế còn lại dấu tích 2 nền nhà Tảo mạc cũ được xây dựng cùng thời kỳ với Nghi môn cũ của đình (các di tích này đã bị mất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ), Nghị môn mới đã được nhân dân địa phương phỏng dựng trên nền móng cũ.
Có thể nói, chính quyền và nhân dân Trường Lâm rất quan tâm đến di tích, thể hiện qua quá trình tu bổ, tôn tạo và cũng từng bước khôi phục lại hệ thống đồ thờ tự trong di tích. Với những giá trị di sản văn hóa đặc trưng, di tích đình Trường Lâm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1992.
Một di tích thời kỳ hiện đại là tượng đài Bác Hồ với nhà Phương đình được xây dựng theo kiểu kiến trúc cuối thế kỷ XX chiếm vị trí trang trọng của khu sân đình hiện nay là nhằm ghi lại sự kiện 2 lần Bác Hồ về thăm địa phương, một trong những sự kiện được Đảng bộ, chính quyền nhân dân Trường Lâm mãi mãi tự hào và lưu truyền. Đó là ngày 18/2/1958, tức sáng mồng một Tế Mậu Tuất, Bác Hồ và lãnh đạo Ủy ban hành chính Hà Nội lúc đó là bác sĩ Trần Duy Hưng đã về thăm, biểu dương chính quyền và nhân dân Trường Lâm có nhiều thành tích làm thủy lợi chống hạn, khai hoang trong năm 1957, một lần Bác về Trường Lâm để dự Hội nghị chiến sĩ thi đua của Bộ Nông trường tổ chức tại xóm Thanh Đồng. Đình Trường Lâm ngoài việc là di tích lịch sử truyền thống của địa phương, đình Trường Lâm còn là nơi lưu giữ kỷ niệm không phai mờ tình cảm của nhân dân địa phương với Bác Hồ kính yêu. Với những giá trị và nhiều kỷ niệm đó ngày 19/5/2006, Thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biến Di tích lưu niệm sự kiện Bác Hồ về thăm.


SẮC PHONG ÂN THI HƯNG YÊN
Nằm ở hạ lưu sông Hồng, là huyện thuộc phía Đông của tỉnh Hưng Yên, thị trấn Ân Thi có nhiều di tích lịch sử và văn hoá là vùng quê văn hiến của tỉnh.

SẮC PHONG ĐỀN ĐA HÒA
Ðền Ða Hòa thờ Đức thánh Chử Ðồng Tử được tôn vinh là một trong Tứ Bất Tử của thần linh Việt cùng phu nhân là Tiên Dung Công chúa, con gái vua Hùng thứ 18.

Sắc phong tại Chùa Bầu
Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, toạ lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Là nơi địa linh danh thắng, chốn linh thiêng lâu đời của vùng đất rộng lớn với diện tích 4000 m2.

SẮC PHONG TẠI ĐÌNH TRƯỜNG LÂM QUẬN LONG BIÊN HÀ NỘI
Tại đình Trường Lâm thuộc Quận Long Biên còn lưu giữ được 15 đạo sắc phong của các triều đại