VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SỸ VIỆT NAM QUA CÁC TRIỀU ĐẠI
Ngày nay,
tại Việt Nam còn tồn tại 11 Văn miếu:
1- Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội
a- Văn
miếu: Văn miếu là di sản văn hóa một nghìn năm tự trị của Việt
Nam. Do chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn hóa Trung quốc (Khổng giáo - Nho giáo)
bao gồm cả Quốc Tử Giám và Khoa cử có ít nhiều sửa đổi cho phù hợp tình hình
thực trạng xã hội Việt Nam. Văn miếu xây ở tỉnh, do triều đình nhà vua lập ra.
Văn là văn hóa, văn đạo, Văn phải hiểu theo nghĩa
rộng gồm cả triết lý, thiên văn, chính trị, lục nghệ (lễ, nhạc, xạ, ngự, thư,
số) chứ không phải chỉ rèn luyện câu văn cho hoa mỹ. Văn trị đào
tạo các quan văn phép trị nước bằng lễ, dạy dân hiểu lễ nghĩa, biết cách cư
xử có tôn ti trật tự, xã hội sống hòa mục, yên bình. Miếu là
đền thờ (Võ Miếu thờ các danh nhân theo nghiệp võ, đánh giặc,
chống xâm lăng... để bảo vệ đất nước).
b- Quốc
Tử Giám: - Sử sách chép “Năm 1070 Lý Thánh
Tông xây Văn miếu ở thôn Minh Giám, huyện Thọ
Xương, phía Tây Nam phủ Phụng Thiên trong kinh thành (Thăng Long). Năm 1076 Lý Nhân Tông cho xây Quốc
Tử Giám sau lưng Văn miếu làm
nơi học tập cho Hoàng Thái Tử” . Vì Quốc
Tử Giám nằm sau lưng
Văn miếu có việc lẫn lộn trong cách gọi : “Văn miếu - Quốc Tử Giám” cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng việc công nhận “Quốc Tử Giám” là “trường Đại học đầu
tiên” của nước ta.
Năm 1076 vua Lý Nhân Tông cho xây Quốc Tử Giám sau lưng Văn miếu làm nơi học tập cho Hoàng
Thái Tử.
Năm 1484 bắt
đầu dựng bia Tiến sĩ ở Văn miếu, dựng ngược lại từ khoa thi 1442 là khoa đầu
được dựng bia.
Tại sao bia Tiến sĩ lại cất
ở Văn miếu chứ không ở một nơi nào khác ? Bia Tiến sĩ là cái gì, để làm gì ?.
Bia ghi lại tên tuổi những người đỗ qua các khoa thi,
mỗi bia có khắc bài văn thuật lại khoa thi cùng ghi rõ tên tuổi, quê quán và cả
bước đường công danh của từng người đỗ
khoa ấy, sau này thăng quan tiến chức sẽ ghi thêm lên bia, hoặc phạm tội nặng
thì tên trên bia sẽ bị đục đi. Cùng với bia Tiến sĩ, năm 1484 vua Lê Thánh Tông
còn sai biên soạn và cho in bộ Đăng Khoa lục đầu tiên lưu
danh các ông Tiến sĩ, đánh dấu thời vàng son của chế độ Khoa cử nước ta.
Kể từ nhà Hậu Lê
qua nhà Mạc đến Lê Trung Hưng, nước ta tổ chức được 121 Đại khoa, có những khoa
không dựng bia, trải qua bao phen binh lửa một số bia bị mất, nay chỉ còn sót
82 tấm bia, ban đầu dựng rải rạ́c, sau mới dựng nhà bia. Năm 1863 Bố chính Hà
Nội là Lê Hữu Thanh [1815- ? ] cùng Án sát Hà Nội Đặng Tá đã thu thập lại trong
các nhà bia hai bên giếng Thiên Quang, nhiều bia chữ đã mờ với thời gian.
Bia Văn
Miếu Quốc Tử Giám gồm 82 tấm bia tiến
sĩ. Mỗi bia đá đều khắc các bài ký, văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam
của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442 - 1779) tại Văn Miếu -
Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Cách
thức sử dụng bia cũng rất độc đáo: đá dựng bia được lựa chọn kỹ càng, sau đó
được thiết kế, trang trí, chạm khắc các hoa văn. Vì được làm hoàn toàn bằng tay
nên công việc này đòi hỏi sự nhẫn nại và khéo léo của những người thợ. bia tại
Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là những tấm bia tiến sỹ duy nhất trên thế
giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh các tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ
thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779) mà còn ghi lại lịch sử các
khoa thi và triết lý của triều đại về việc giáo dục, đào tạo, sử dụng nhân tài.
Các bài văn bia còn ghi rõ ngày tháng dựng bia, tên của người soạn văn bia,
người dựng bia. Điều này khẳng định tính xác thực, nguyên bản và duy nhất của
tư liệu. Các văn bia đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước
biên soạn nên về cơ bản chúng là những tác phẩm văn học vô giá từ thế kỷ XVđến
thế kỷ XVIII.


BIA ĐÁ NHÀ THỜ DÒNG HỌ LÊ
Bia đá đặt tại nhà thờ của dòng Họ Lê ở Xóm 5 thôn Phương Châu, Xã Phú Phương, Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội.

CHÙA QUỲNH KHÂU
Chùa Cương Xá - tên chữ là Quỳnh Khâu Tự (Chùa Gò Ngọc) là một ngôi cổ tự được xây dựng từ thế kỷ thứ XVI dưới triều Lê niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 9.

CHÙA TAM BẢO TRÊN BÃI SÔNG
Chùa Tứ Liên, tên chữ là Chùa Tam Bảo, tọa lạc ở xã Tứ Liên, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.Là một trong những ngôi chùa danh lam, cổ tích của Phật giáo, nằm ở phía bắc gần kinh thành Thăng Long, thường có tăng ni tiếp nối trụ trì.

GIỚI THIỆU TẤM BIA ĐÁ CHÙA BẦU
Chùa Bầu (còn được gọi là chùa Thiên Bảo) đã có trên nghìn năm tuổi (tương truyền có từ thời Nhà Hán), nằm trong quần thể làng Bầu, vực Bầu, chợ Bầu. Đây là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhiều thế hệ, của phật tử xã Châu Cầu (xưa) và của Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

LƯƠNG SƠN HUYỆN BI KÍ
Bia dựng tại văn chỉ thôn Anh Thịnh xã Đô Lương, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

VĂN BIA “QUẾ LÂM NGỰ CHẾ”
ngọn núi Cằm ngay trung tâm thành phố Sơn La, ở đây có tấm bia và trên văn bia có khắc dòng chữ to : “Quế lâm ngự chế”.

VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SỸ VIỆT NAM QUA CÁC TRIỀU ĐẠI
Bia Văn Miếu Quốc Tử Giám gồm 82 tấm bia tiến sĩ. Mỗi bia đá đều khắc các bài ký, văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442 - 1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.