ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TỤC BIÊN (1676 - 1789)
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TỤC BIÊN
LỜI GIỚI THIỆU
Nói đến các bộ thông sử có tiếng của Việt Nam
dưới thời phong kiến, hẳn không ai có thể bỏ qua hai tác phẩm quan trọng: Đại
Việt sử ký toàn thư do Quốc sử quán triều Nguyễn dựa chủ yếu vào Đại Việt sử ký
toàn thư mà biên soạn lại vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Một trong hai bộ sử đó
tuy có được phiên dịch một vài phần từ trước Cách mạng tháng Tám([1])
nhưng phải đợi đến những năm 60-70, với công trình dịch thuật và chú giải
nghiêm túc của các dịch giả trong Tổ biên dịch Viện Sử học, cả hai bộ mới được
công bố một cách trọn vẹn([2]).
Tuy nhiên, sau khi đọc 4 tập Đại Việt sử ký
toàn thư
đã dịch và xuất bản rồi so sánh theo từng năm tháng với Khâm địch Việt sử thông
giám cương mục, các nhà sử học đều nảy sinh một mối phân vân: tại sao Đại Việt
sử ký toàn thư ghi chép lịch sử dân tộc từ họ Hồng Bàng trở đi (bao gồm các
phần Ngoại kỷ, Bản kỷ, Bản kỷ thực lục, Bản kỷ tục biên) lại chỉ chép đến năm
1675 đời Lê Gia Tông, tức hết quyển XIX, là kết thúc? Trong khi, Khâm định Việt
sử thông giám cương mục dựa trên bộ "sử mẹ" đó thì lại chép được đến
tận năm 1789 là năm cuối đời Lê Chiêu Thống, ông vua cuối cùng của triều Lê,
tức là dài hơn Đại Việt sử ký toàn thư đến 114 năm? Phải chăng cơ quan chép sử
của triều đình nhà Lê chỉ mới chính thức soạn xong lịch sử biên niên của triều
đại mình cho đến năm 1675 mà thôi, còn từ 1676 đến 1789 gồm 114 năm về sau thì
chưa soạn kịp? Và các sử gia triều Nguyễn sau này đã độc lập tìm kiếm những
nguồn tài liệu ngoài Đại Việt sử ký toàn thư để bổ sung và xây dựng sử liệu cho
114 năm nói trên trong cuốn Khâm định Việt sử thông giám cương mục?
[1] Đại Việt sử ký
toàn thư do Mạc Bảo thần dịch một phần, Nxb Tân Việt công bố.
[2] Khâm định Việt
sử thông giám cương mục do Tổ biên dịch Viện Sử học dịch, in thành 20 tập,
Nxb Văn Sử Địa và Nxb Sử học Hà Nôi, 1957-1960.
Đại Việt sử ký toàn thư do Cao Huy Giu dịch, Gs Đào Huy Anh hiệu đính chú
giải và khảo chứng, in thành 4 tập: Nxb Khoa học xã hội, Hà Nôi, 1967. Tái bản
1971-1973.


an nam chí lược
Bản gốc tại Di văn hán Nôm
AN NAM CHÍ LƯỢC
Song song với công việc biên mục Châu bản triều Nguyễn, ủy ban Phiên Dịch Sử Liệu Việt-Nam đã lập một kế hoạch riêng để hiệu đính và phiên dịch các bộ sử Việt Nam.

ấu học ngũ ngôn thi
Bản gốc tại Di văn hán Nôm

ấu học phổ thông thuyết ước
Bản gốc tại Di văn hán Nôm

ấu học quốc sử ngũ ngôn thi
Bản gốc tại Di văn hán Nôm

bác học hoành từ khoa
Bản gốc tại Di văn hán Nôm

bác vật tân biên mục lục
Bản gốc tại Di văn hán Nôm

bác vật tân biên tựa
Bản gốc tại Di văn hán Nôm